Cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì?

Một trong những từ khóa nhận được rất nhiều sự quan tâm và tìm hiểu của bạn đọc đó chính là cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì, tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được thông tin này một cách chính xác. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!

Cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì?

Ngôn ngữ lập trình website phổ biến

Dưới đây là những ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo, bao gồm có:

1. HTML: 

Đây là một ngôn ngữ lập trình khá là quen thuộc và được sử dụng khác là phổ biến trong việc thiết kế web dạng tĩnh và code thủ công. Nhược điểm của HTML là nó khiến cho quá trình xây dựng web của lập trình viên trở nên mất thời gian và nhiều công sức hơn, tất cả những thao tác của ngôn ngữ này đều hoàn toàn là thủ công.

Không chỉ có vậy, ngôn ngữ HTML còn phải kết hợp với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau như là Java, CSS, PHP… thì mới có thể xây dựng thành công một trang website hoàn thiện. 

2. PHP: 

Đây là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rất phổ biến và được các Developer yêu thích trong việc thiết kế website. PHP được sử dụng trong các mã nguồn mở như là WordPress, Magento. Ngoài ra, mức phí thiết kế PHP cũng rất là phải chăng và phù hợp với nhiều đối tượng. 

Ngôn ngữ lập trình PHP

Nếu như trong quá trình thiết kế có gặp lỗi thì cũng có thể khắc phục một cách nhanh chóng. Nhược điểm của ngôn ngữ PHP đó chính là tính bảo mật không cao.

3. ASP.NET: 

Vì được kế thừa những ưu điểm dựa của ASP, đây là một loại ngôn ngữ trong thiết kế website được rất người nhiều ưa chuộng và tin dùng. ASP.NET có khả năng tùy biết cao với quản trị viên, đồng thời tính bảo mật của nó cũng rất cao.

Nhược điểm của ngôn ngữ này đó chính là chi phí cao hơn rất nhiều so với ngôn ngữ PHP, tuy nhiên tính năng của nó sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng một cách đầy đủ hơn.

4. JavaScript: 

Đây là một ngôn ngữ được sử dụng để lập trình hướng đến đối tượng và chạy trong duyệt trình web. Ngoài ra, JavaScript cũng được sử dụng để cải thiện thiết kế một cách nhanh chóng. 

Tương tự ASP.NET, chi phí khi sử dụng JavaScript cũng rất cao và chỉ phù hợp chủ yếu với những website lớn có độ bảo mật cao hơn là những website nhỏ.

Cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì?

Dưới đây sẽ là 7 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo:

Cách 1: Kiểm tra phần Footer cuối web

Cách đầu tiên đó chính là kiểm tra lại phần chân trang. Đây chính là một thao tác khá là đơn giản và tiện lợi để bạn có xác định được website mình viết bằng ngôn ngữ gì. Để thực hiện cách này người dùng nên kiểm tra dưới footer của website có chứa thông tin mã nguồn hoặc thông tin gì của web hay không.

Chính vì là cách đơn giản, song độ chính xác của nó khá thấp, chỉ khoảng 5% vì có rất ít website để thông tin mã nguồn mặc định trên website. Chính vì vậy bạn có thể cân nhắc sử dụng.

Cách 2: Sử dụng trang web builtwith.com

  • Đầu tiên bạn truy cập theo đường link https://builtwith.com/
  • Sau đó kiểm tra thư mục  “Find out what websites are Built With” và tiếp tục Click vào “Lookup”.
  • Sau khi thực hiện được 2 thao tác trên, thông tin của website sẽ nhanh chóng được hiển thị lên cho người dùng.
Sử dụng trang web https://builtwith.com/
Kiểm trang ngôn ngữ weebsite bằng trang web Builtwith.com

Cách 3: Xem bằng đường dẫn

Khi sử dụng cách xem bằng đường dẫn, bạn sẽ có thể thấy được đường link của website có đuôi của nền tảng thiết kế. Đây cũng là một cách tiện lợi giúp người dùng kiểm tra ngôn ngữ website.

Cách 4: Xem tổng quan của giao diện

Vì mỗi một nền tảng website đều có những đặc điểm và có cấu trúc, giao diện khác nhau nên việc xem tổng quan của giao diện sẽ giúp bạn có thể xác định được ngôn ngữ thiết kế một cách chuẩn xác hơn mà không mất quá nhiều thời gian. Đây cũng là một cách những website mang nền tảng WordPress rất hay sử dụng.

Cách 5: Sử dụng công cụ What CMS

Để có thể kiểm tra và sử dụng công cụ What CMS, bạn sẽ thực hiện qua 3 thao tác sau đây:

  • Đầu tiên bạn cần truy cập vào trang chính của whatcms.org
  • Tiếp đó tại ô Website URL, bạn nhập địa chỉ website và nhấn Detect CMS
  • Cuối cùng người dùng kiểm tra thông tin trong bảng xuất thông tin của trang web CMS.
Kiểm tra ngôn ngữ website bằng WhatCMS
Kiểm tra ngôn ngữ website bằng WhatCMS

Cách 6: Sử dụng W3Techs

  • Đầu tiên người dùng truy cập vào trang web https://w3techs.com/sites
  • Sau đó tại ô Enter Url người dùng nhập địa chỉ website và tiếp tục nhấn Site Info.
  • Lúc này tất cả mọi thông tin về website bao gồm có nền tảng thiết kế web, ngôn ngữ lập trình… sẽ nhanh chóng được hiển thị mà không cần mất quá nhiều thời gian.

Kiểm tra ngôn ngữ website bằng W3techs

Cách 7: Cài đặt phần Addon Extension ngay trên trình duyệt

So với những cách trên thì đây cũng là một cách được rất nhiều người sử dụng nhờ tính nhanh chóng và hiệu quả mà nó đã đem lại. Addon Extension cho biết được địa chỉ website mà bạn đang truy cập thuộc nền tảng gì, dựa vào kết quả số do Addon Extension cung cấp người dùng đã hoàn toàn có thể xác định được website của mình viết bằng ngôn ngữ gì.

Nói về thao tác cài đặt và sử dụng Addon Extension thì cũng vô cùng dễ dàng và nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian.

Kết luận chung

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về những cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ thật sự có ích và giải đáp được những thắc mắc của các bạn một cách đầy đủ nhất, cuối cùng xin cám ơn quý vị độc giả vì đã theo dõi đến cuối bài viết!