Mua sắm trực tuyến trong thời đại 4.0 đã không còn là một từ điển quá xa lạ với nhiều người. Ngược lại, nó đang dần trở thành một thói quen và là nhu cầu thiết yếu của con người. Có thể nói, với những lợi ích vô cùng tuyệt vời, mua sắm trực tuyến đã và đang là một người bạn đồng hành đối với mỗi người không chỉ riêng một ai. Dưới đây sẽ là Top 5 các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam 2021 mà VITICO muốn chia sẻ đến quý vị độc giả, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Sơ lược về sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử hay còn được gọi với tên gọi khác là sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây chính là các kênh bán hàng trực tuyến mà tại đó, bất kỳ một doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng có thể tiến hành bán hàng hoặc là cung ứng dịch vụ nào đó tùy ý muốn, miễn sao hợp pháp. Hiểu một cách khác, sàn thương mại điện tử chính là nơi mà các hoạt động mua bán trực tuyến của doanh nghiệp, cá nhân được diễn ra trên một website.
Với nhu cầu mua sắm ngay càng mạnh mẽ, sàn thương mại điện tử ra đời chính là một biện pháp giải quyết được nhu cầu rất hiệu quả, được rất nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức và các cá nhân ưa chuộng. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho cách mua bán truyền thống mà vẫn đảm bảo được lượng doanh thu vô cùng lớn, thậm chí còn đạt hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Đây là một hình thức mua bán rất tiện lợi cho cả người mua và người bán, cả hai hoàn toàn có thể đạt được mục đích và giải quyết nhu cầu chỉ trong một cú click chuột. Đó cũng chính là lý do mà sàn thương mại điện tử đã và đang trở nên rất phổ biến tại các nước như là Mỹ, Pháp, Anh,.. và các nước Đông Nam Á trong những năm gần đây.
Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp:
Nhờ có sàn giao dịch thương mại điện tử, chất lượng dịch vụ khách hàng được nâng cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng, tăng hiệu suất của doanh thu và mở rộng thêm được hệ thống khách hàng không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Các cửa hàng thương mại điện tử có thể dễ dàng chạy quảng cáo retarget để nhắm đến các đối tượng đã truy cập website. Ngoài ra, cơ hội để truy cập vào dữ liệu thông tin của khách hàng cũng trở nên rất phổ biến ở trên sàn Thương mại.
Ngoài ra, những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng sẽ được tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng hơn. Những loại thuế và chi phí tổng hợp như là thuê mặt bằng, phí vận chuyển, chi phí đầu tư, phí nhân viên quản lý, chi phí thiết kế, hàng tồn kho,.. cũng được giảm đi một cách đáng kể, các cửa hàng thương mại điện tử sẽ chỉ mất một khoản tiền nhỏ để chi trả cho việc thuê gian hàng ảo.
Đối với khách hàng:
Khách hàng có thể lựa chọn được rất nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau trên sàn thương mại điện tử. Trải nghiệm được hình thức mua hàng mới, đồng thời có thể tiết kiệm được thời gian cũng như là chi phí một cách hiệu quả.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể mở rộng được phạm vi lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình, tiếp cận được những đơn vị cung cấp mặt hàng có giá cả phải chăng và rẻ hơn. Với cơ hội mua hàng không giới hạn địa điểm, thời gian, khách hàng hoàn toàn có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi tùy ý. Về hình thức thanh toán cũng rất đa dạng, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng, ví điện tử,..v..v
Không chỉ có vậy, khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử, quyền lợi và nhu cầu của khách hàng cũng được đảm bảo và đề cao hơn. Với chính sách của sàn thương mại và doanh nghiệp, người mua nếu gặp bất trắc và nhận hàng không đúng miêu tả sẽ được hoàn trả tiền 100%. Chính vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch trên sàn mà không cần phải lo lắng.
Hạn chế của sàn giao dịch thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp:
Hạn chế của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp là mức độ cạnh tranh cao hơn. Không chỉ có một doanh nghiệp, một người bán, một mức giá cả mà có rất nhiều sự lựa chọn cho người mua, sàn càng phát triển thì phạm vi cũng được mở rộng hơn. Chính vì lý do đó, nếu muốn bán được hàng thì doanh nghiệp cần phải có một chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả cao.
Đối với cửa hàng trực tuyến, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng không được đảm bảo tốt. Những câu hỏi và lời đề nghị tư vấn của khách hàng sẽ có thể bị bỏ lỡ bởi người bán. Khi không được đáp ứng, khách hàng sẽ thiếu kiên nhẫn và quyết định mua sắm ở một cửa hàng khác hoặc một sàn thương mại khác.
Đối với người tiêu dùng:
Khách hàng sẽ không thể mua hàng nếu như trang web bị lỗi và gặp trục trặc, ngoài ra khách hàng cũng sẽ không thể thử sản phẩm và kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua.
Top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
Thế giới càng phát triển thì càng có nhiều sàn thương mại được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất. Có không ít các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đã thu hút được số đông người tham gia, sử dụng nhờ có những tính năng và chính sách ưu đãi. Sau đây sẽ là Top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam mà chúng ta hoàn toàn không nên bỏ lỡ, với chiến lược kinh doanh tài giỏi, 5 sàn thương mại này vẫn luôn không ngừng phát triển và có số doanh thu lớn nhất trong những năm gần đây.
1. Shopee
Nhắc đến Shopee thì đã không còn là một cái tên xa lạ đối với các bạn trẻ hiện nay. Mặc dù chỉ mới gia nhập vào thị trường từ năm 2016, tuy nhiên nhanh chóng Shopee đã trở nên rất phát triển và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay. Nó cũng chính là sàn thương mại có số lượng người sử dụng nhiều nhất trong khoảng thời gian gần đây, đa số trong đó là các bạn trẻ.
Mặt hàng trên shopee rất phong phú và đa dạng, có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng từ mọi độ tuổi. Ngoài ra, giao diện của shopee cũng rất dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, bất cứ ai cũng có thể lướt và mua hàng trên sàn một cách dễ dàng.
Với chiến lược thương mại của mình, shopee liên tục quảng bá hình ảnh và đạt được hiệu quả cao nhờ vào những TVC trở thành xu hướng trên mạng xã hội. Đặc biệt các chính sách ưu đãi, miễn phí giao hàng, giảm giá của shopee liên tục được tung ra khiến cho số lượng khách mua hàng ngày càng trở nên nhiều hơn.
2. Tiki
Tiki là một sàn thương mại điện tử lớn được thành lập vào tháng 3 năm 2010. Khi mới thành lập, những mặt hàng chính của Tiki chỉ là văn phòng phẩm và sách, tuy nhiên bắt kịp với thời đại, Tiki đã mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình ra rộng hơn bao gồm như là thời trang, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, mỹ phẩm,…
Đối với hàng điện tử và đồ chuyên dụng, Tiki được đánh giá rất cao vì chuyên cung cấp những mặt hàng chất lượng và chính hãng, đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Theo thời gian, với chính sách và chiến lược kinh doanh của mình, Tiki nhanh chóng ở thành môt sàn thương mại điện tử được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay.
Khi nhắc đến Tiki, “Sách” vẫn chính là một sản phẩm nhận diện tốt nhất cho sàn thương mại này với lý do đây là mặt hàng đã được bán từ rất lâu và có rất nhiều loại sách đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, khi mua sách online, chắc chắn Tiki sẽ chính là sự lựa chọn đầu tiên.
3. Lazada
Lazada được thành lập chính thức vào năm 2012 và có tuổi đời lâu hơn Shopee. Lazada là một phần của Lazada Group và đang thuộc sở hữu của tập đoàn lớn là Alibaba. Không thua kém gì shopee, Lazada cũng chính là một sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam và có doanh thu cao nhất hiện nay.
Với những tính năng của mình, Lazada nhận được rất nhiều sự tham gia và sử dụng của đông đảo người dùng. Mặc dù thời gian đầu Lazada hay được đánh giá thấp vì cung cấp những mặt hàng kém chất lượng, tuy nhiên Lazada đã dần thay đổi và khắc phục được những hạn chế của mình trong quãng thời gian gần đây, từ đó đem đến cho người mua hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
4. Sendo
Sendo là một sàn thương mại điện tử được thành lập chính thức vào năm 2012, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn FPT. Tính đến thời điểm hiện đại, Sendo đang nằm thuộc Top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng nhất.
Doanh thu của Sendo vào năm 2014 đã đạt 14,4% trong tổng số doanh thu của các ngành thương mại điện tử khác. Những mặt hàng chính của Sendo chủ yếu là hàng nội địa chính hãng, đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất và những mặt hàng chất lượng nhất.
Mặc dù không phát triển mạnh bằng Shopee, tuy nhiên với khả năng thấu hiểu khách hàng, bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng cộng với đó là những chính sách ưu đãi của mình, Sendo đã chiếm được lòng tin tưởng và sự ưa chuộng đông đảo của người dùng Việt.
5. Fado
Fado là một sàn thương mại điện tử khá là nổi tiếng và đã không còn quá xa lạ đối với người dùng Việt. Được ra mắt chính thức vào tháng 4 năm 2021, người dùng hoàn toàn có thể mua sắm xuyên biên giới với Fado một cách dễ dàng. Không chỉ có riêng Việt Nam, Fado tại các nước khác như là Anh, Úc, Mỹ, Đức, Nhật,.. cũng khá là nổi tiếng và được nhiều người sử dụng.
Mẫu mã mặt hàng tại Fado rất đa dạng và phong phú, không hề giới hạn tại một người bán hay là tại một quốc gia nào. Chính vì vậy, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm những mặt hàng mình cần với một mức giá phù hợp hoặc thấp hơn tại Fado nhanh chóng.
Kết luận chung
Hy vọng bài viết về các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam 2021 trên đây sẽ thật sự có ích và đem đến cho bạn đọc cái nhìn khái quát hơn. Cuối cùng xin cám ơn quý vị độc giả vì đã theo dõi đến cuối bài viết!